Điêu khắc là một nhánh nghệ thuật không gian, là hình thức tạo vật 3D, cũng là một nhánh của nghệ thuật thị giác hoạt động trong không gian ba chiều. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về điêu khắc.

1.Các khái niệm điêu khắc là gì?

Như đã nói thì có rất nhiều cách diễn giải về khái niệm dieu khac la gi trên thị trường hiện nay. Đơn cử có thể kể đến một số khái niệm phổ biến như:

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

  • Điêu khắc là một nhánh của nghệ thuật thị giác hoạt động trong không gian ba chiều. Đó là một trong những nghệ thuật tạo hình. Các quy trình điêu khắc bền bỉ ban đầu sử dụng chạm khắc ( để loại bỏ vật liệu) và mô hình hóa (bổ sung thêm vật liệu như đất sét)… với các chất liệu nh: Đá, kim loại, gốm sứ, gỗ và các vật liệu khác, nhưng từ thời.
  • Các tác phẩm dieu khac trên đá tồn tại tốt hơn nhiều so với các tác phẩm nghệ thuật bằng vật liệu dễ hỏng và thường đại diện cho phần lớn các tác phẩm còn sót lại (trừ đồ gốm) từ các nền văn hóa cổ đại, mặc dù truyền thống điêu khắc trên gỗ có thể đã biến mất gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm điêu khắc cổ đại đã được vẽ màu rực rỡ, và các màu sắc này đã bị mất.
  • Hiện nay với sự tự do gần như hoàn toàn của vật liệu sử dụng và quá trình sáng tạo. Một loạt các vật liệu điêu khắc có thể được gia công bằng cách loại bỏ, chẳng hạn như: Chạm khắc, lắp ráp bằng cách hàn hoặc mô hình hóa, hoặc là nung khuôn hay đúc sản phẩm điêu khắc.Điêu khắc là trung tâm của việc tôn sùng tôn giáo trong nhiều nền văn hóa. Cho đến những thế kỷ gần đây, những tác phẩm điêu khắc lớn trở nên quá đắt đối với các cá nhân. Nên nó thường được tạo ra như một biểu hiện của tôn giáo hoặc chính trị.

    Khái niệm điêu khắc của người phương tây:

    Theo người phương Tây, điêu khắc là một ngành nghệ thuật của nghệ thuật tạo hình. Nó được sáng tạo theo nguyên tắc về thể tích, hình khối, vật chất trong không gian ba chiều và chịu sự chi phối của những quy luật tạo hình.

    Khái niệm điêu khắc của người Việt nam:

    Từ “điêu khắc” có nguồn gốc Hán-Việt trong đó:

    • “Điêu” là chạm khắc, nói rộng ra thì các lối chạm trổ thì gọi là điêu.
    • Khác là lấy dao vạch vào vật gì đó thì gọi là khắc.

    Như vậy nghệ thuật điêu khắc tại Việt Nam được định nghĩa là dùng dụng cụ cứng như kim loại (đục, dao…) để tác động vào các chất liệu cứng như đá, gỗ, xương, ngà voi tạo nên các tác phẩm nghệ thuật.

    Khái niệm khác về điêu khắc:

    • Điêu khắc là hình thức tạo vật 3D, là tên gọi của các tác phẩm nghệ thuật 3 chiều được tạo nên thông qua các bước tạo hình. Hoặc kết hợp sử dụng các vật liệu khác nhau như: Gỗ, đá, thủy tinh, kim loại… hay mới nhất hiện nay là vật liệu với nền là composite.
    • Các tác phẩm điêu khắc được tạo hình từ gỗ, đá, kim loại hay thủy tinh. Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm được tạo từ đất sét, polymer, dệt may và các kim loại nhẹ khác hay phổ biến nhất hiện nay là các tác phẩm điêu khắc composite. Điêu khắc không chỉ là tác phẩm được tạc ra mà còn là không gian trưng bày bao gồm âm thanh, ánh sáng,..

    Hình thức tạo lên một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có rất nhiều cách, có thể đục, đẽo, tạc, bỏ phần thừa đi hoặc lắp ráp, hàn gắn thêm những phần cần thiết. Nghệ thuật trong ngành công nghiệp điêu khắc có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, giúp môi trường được cải thiện, khi sử dụng những vật liệu tái chế làm khuôn đúc, điều chế.

    2.Các loại hình của điêu khắc.

    Cho đến nay, điêu khắc vẫn luôn là một nghệ thuật được yêu thích. Gắn liền và tồn tại trong đời sống con người với nhiều tác phẩm, công trình đặc sắc mang tính nghệ thuật và ứng dụng cao. Nhiều công trình, dự án điêu khắc cổ sót lại cho đến nay như một minh chứng lịch sử cho một nền văn hoa cổ xưa của dân tộc. Vì thế mà cho đến nay, các thể loại điêu khắc cổ vẫn đang tồn tại và vươn lên khẳng định mình. Cùng với đó là sự xuất hiện của các loại hình điêu khắc mới hiện đại được phát triển từ những nền điêu khắc cổ xưa như: Tượng tròn, tượng đài, phù điêu. Cụ thể:

    Tượng tròn:

    • Tượng tròn là các tác phẩm điêu khắc được các nghệ nhân thực hiện dưới dạng tượng chân dung. Hoặc tượng trang trí nội ngoại thất hay nhóm tượng… như: Tượng Bác Hồ, tượng nữ thần thường tháy trong các viện bảo tàng.
    • Nghệ thuật điêu khắc tượng tròn đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Nó phát triển và tồn tại song song cùng với các nền văn minh trong nhân loại. Gắn liền với các tác phẩm từ thô sơ cho đến các kiệt tác về văn hóa từ thời cổ đại cho đến nay.

    Trên thực tế, nghề điêu khắc tượng tròn chưa bao giờ ngừng thay đổi và phát triển để phù hợp với từng thời kỳ. Cũng như đáp ứng thị hiếu, xu hướng về nghệ thuật hiện đại.

    Tượng đài:

    Tượng đài sẽ được các nghệ nhân điêu khắc tạc có thể là phần đầu tượng, tượng chân dung (toàn thân) hoặc cụm tượng.

    • Đa phần các tác phẩm điêu khắc tượng đài hiện nay đều được khắc họa theo hình tượng các nhân vật trong lịch sử. Hoặc là để ghi dấu một chiến tích nào đó, biểu trưng cho các sự kiện…
    • Để có được các tác phẩm điêu khắc tượng đài nghệ thuật, các nghệ nhân điêu khắc sẽ phải sử dụng các chất liệu sáng tác bền vững. Vì đa số tượng đài đều được đặt ở môi trường ngoài trời. Nên việc sử dụng chất liệu cần được lựa chọn kỹ lưỡng, phải bền với thời sáng, chịu được mưa nắng và sự thay đổi của thời tiết.

    Phù điêu:

    • Phù điêu là các tác phẩm điêu khắc được tạo nên bằng cách đắp nổi hoặc khoét lõm trên một mặt phẳng bất kỳ nào đó. Vì thế mà phù điêu còn được gọi với cái tên tranh đắp nổi.
    • Các sản phẩm tranh điêu khắc phù điêu hiện nay được rất nhiều người yêu thích. Tác phẩm nghệ thuật điêu khắc này cũng được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Cả trong trang trí nội thất, ngoại thất và sân vườn. Đặc biệt là khi nói về không gian trong điêu khắc, thì phù điêu được ứng dụng để trang trí trong các không gian xây dựng, kiến trúc… với rất nhiều cách thức độc đáo khác nhau. Mang đến một không gian đẹp, đầy nghệ thuật và ý nghĩa.

    Trên đây là một số khái niệm điêu khắc khác nhau được công ty CP Mỹ thuật Liên Vũ tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp bạn đọc hiểu được dieu khac la gi và có những hình dung cụ thể về loại hình này. Nếu bạn biết những khái niệm, cách tiếp cận khác nhau về nghệ thuật này. Đừng ngần ngại, hãy chia sẻ với Liên Vũ và cùng nhau thảo luận.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *